"Đánh đố" các nhà hoạch định kiến trúc
Thứ tư, 07/01/2009, 09:03 GMT+7
Cây đa, bến nước, sân đình - không gian truyền thống của nông thôn VN đang dần bị thay thế bởi những ngôi nhà đủ kiểu, tự phát của lớp nông dân "phất" lên. |
Không ít người làm kiến trúc "đau đầu" khi nông thôn VN đang dần đánh mất những giá trị kiến trúc cốt lõi. Hội Kiến trúc sư VN (HKTSVN) đã tổ chức hội thảo "KTNT thời kỳ đổi mới" vào ngày 20.12 tại Ninh Bình để cùng nhau "gỡ" bài toán khó này.
Đổi mới theo hành trình... "ngược"
Đó là ví von của TS.KTS Lê Thanh Sơn - HKTS TPHCM khi nhìn nhận bức tranh KTNT sau 20 năm đổi mới. Nếu như hành trình "xuôi" trong quy hoạch KTNT từ trước đến nay luôn gắn với sự hoà hợp thiên nhiên, có điểm nhấn với không gian cộng đồng... thì nay, KTNT lại vận động theo hành trình "ngược": Dễ dãi bỏ qua giá trị truyền thống để có những không gian tư hữu cá nhân, phá vỡ toàn bộ kết cấu thuần tuý của làng Việt truyền thống.
Nhiều KTS đồng tình rằng, nông thôn VN thậm chí chưa được thiết kế theo đúng nghĩa đen của từ này, thực hiện bài bản các khâu thuê tư vấn nghiên cứu, khảo sát, đo vẽ... để "trình" ra một bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh phù hợp với cảnh quan mỗi vùng miền. Thực tế, toàn bộ vốn đầu tư của Nhà nước chỉ dừng lại ở việc xây dựng hạng mục thiết yếu: Làm đường, xây cầu, kéo điện...
KTS Nguyễn Thị Hoà (HKTS Thái Bình) nêu thực tế: "Với những công trình kiến trúc cụ thể hoá về không gian thì KTS đang đứng ngoài cuộc, thậm chí không để tâm vì người nông dân không đủ tiền để thuê thiết kế. Kiến trúc là cách hiểu xa lạ đối với nông dân". Ông Sơn nhận định: "Sau 20 năm, những gì mà nông thôn VN sở hữu có chăng chỉ là sự thao túng của vật liệu, thiết bị rẻ tiền, hào nhoáng và bày trí lộn xộn".
Bắt đầu từ nhà ở
Hội viên HKTS Ninh Bình - ông Hà Thế Luân thẳng thắn cho rằng quy hoạch KTNT hiện chưa được nhìn nhận thoả đáng. Các cấp các ngành hầu như không coi KTNT là vấn đề lâu dài mà chỉ tập trung phong trào trước mắt (xoá nhà tạm, kiên cố hoá trường học, tái định cư...). Trong khi đó, ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, môi trường... đang đe dọa nhiều vùng nông thôn. KTS Nguyễn Thị Hoà cho biết: "Cần có sự khảo sát liên ngành giữa giao thông, thủy lợi, điện lực, kiến trúc... để có sự lồng ghép hợp lý".
Tại Thanh Hoá, Viện Quy hoạch xây dựng tỉnh đã có chương trình nghiên cứu tổng thể kết cấu hạ tầng nông thôn đến 2020. Song, ngay cả đối với các khu tái định cư - nơi gần như phải quy hoạch lại hoàn toàn, thì các nhà hoạch định vẫn lúng túng khi chưa thống nhất hình mẫu KTNT lý tưởng. Nhà mái bằng gần như thay thế mái ngói bởi nông thôn miền núi hứng nhiều gió bão. KTS Nguyễn Vượng - HKTS Thanh Hoá băn khoăn: "Hội cần đưa sản phẩm kiến trúc khả thi cho nông dân thì họ mới áp dụng làm theo". KTS Lê Thanh Sơn khẳng định: "Không thể cấm nông dân ở nhà mái bằng nhưng phải hướng cho họ một vài mẫu nhà cơ bản phù hợp với cảnh quan chung và không làm phá vỡ không gian sinh hoạt cộng đồng".
Bắt đầu từ nhà ở là ý tưởng rõ nét nhất của HKTSVN tại hội thảo. Theo GS.TS Hoàng Đạo Kính - Phó Chủ tịch HKTSVN, đây là bước mở đầu cho quá trình nghiên cứu xây dựng đề cương chung về KTNT nhằm "hiến kế" cho Nhà nước. Trước mắt, hội sẽ trực tiếp khảo sát nhiều địa bàn nông thôn khác nhau về khí hậu, địa hình và tập quán sinh hoạt, dưới sự tham gia của các nhà khoa học, KTS tại chỗ. Theo đó, những mô hình KTNT thực nghiệm mang tính chất đại diện sẽ được hình thành trên cơ sở có sự đầu tư thoả đáng ban đầu của Nhà nước.
Đổi mới theo hành trình... "ngược"
Đó là ví von của TS.KTS Lê Thanh Sơn - HKTS TPHCM khi nhìn nhận bức tranh KTNT sau 20 năm đổi mới. Nếu như hành trình "xuôi" trong quy hoạch KTNT từ trước đến nay luôn gắn với sự hoà hợp thiên nhiên, có điểm nhấn với không gian cộng đồng... thì nay, KTNT lại vận động theo hành trình "ngược": Dễ dãi bỏ qua giá trị truyền thống để có những không gian tư hữu cá nhân, phá vỡ toàn bộ kết cấu thuần tuý của làng Việt truyền thống.
Nhiều KTS đồng tình rằng, nông thôn VN thậm chí chưa được thiết kế theo đúng nghĩa đen của từ này, thực hiện bài bản các khâu thuê tư vấn nghiên cứu, khảo sát, đo vẽ... để "trình" ra một bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh phù hợp với cảnh quan mỗi vùng miền. Thực tế, toàn bộ vốn đầu tư của Nhà nước chỉ dừng lại ở việc xây dựng hạng mục thiết yếu: Làm đường, xây cầu, kéo điện...
KTS Nguyễn Thị Hoà (HKTS Thái Bình) nêu thực tế: "Với những công trình kiến trúc cụ thể hoá về không gian thì KTS đang đứng ngoài cuộc, thậm chí không để tâm vì người nông dân không đủ tiền để thuê thiết kế. Kiến trúc là cách hiểu xa lạ đối với nông dân". Ông Sơn nhận định: "Sau 20 năm, những gì mà nông thôn VN sở hữu có chăng chỉ là sự thao túng của vật liệu, thiết bị rẻ tiền, hào nhoáng và bày trí lộn xộn".
Bắt đầu từ nhà ở
Hội viên HKTS Ninh Bình - ông Hà Thế Luân thẳng thắn cho rằng quy hoạch KTNT hiện chưa được nhìn nhận thoả đáng. Các cấp các ngành hầu như không coi KTNT là vấn đề lâu dài mà chỉ tập trung phong trào trước mắt (xoá nhà tạm, kiên cố hoá trường học, tái định cư...). Trong khi đó, ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, môi trường... đang đe dọa nhiều vùng nông thôn. KTS Nguyễn Thị Hoà cho biết: "Cần có sự khảo sát liên ngành giữa giao thông, thủy lợi, điện lực, kiến trúc... để có sự lồng ghép hợp lý".
Tại Thanh Hoá, Viện Quy hoạch xây dựng tỉnh đã có chương trình nghiên cứu tổng thể kết cấu hạ tầng nông thôn đến 2020. Song, ngay cả đối với các khu tái định cư - nơi gần như phải quy hoạch lại hoàn toàn, thì các nhà hoạch định vẫn lúng túng khi chưa thống nhất hình mẫu KTNT lý tưởng. Nhà mái bằng gần như thay thế mái ngói bởi nông thôn miền núi hứng nhiều gió bão. KTS Nguyễn Vượng - HKTS Thanh Hoá băn khoăn: "Hội cần đưa sản phẩm kiến trúc khả thi cho nông dân thì họ mới áp dụng làm theo". KTS Lê Thanh Sơn khẳng định: "Không thể cấm nông dân ở nhà mái bằng nhưng phải hướng cho họ một vài mẫu nhà cơ bản phù hợp với cảnh quan chung và không làm phá vỡ không gian sinh hoạt cộng đồng".
Bắt đầu từ nhà ở là ý tưởng rõ nét nhất của HKTSVN tại hội thảo. Theo GS.TS Hoàng Đạo Kính - Phó Chủ tịch HKTSVN, đây là bước mở đầu cho quá trình nghiên cứu xây dựng đề cương chung về KTNT nhằm "hiến kế" cho Nhà nước. Trước mắt, hội sẽ trực tiếp khảo sát nhiều địa bàn nông thôn khác nhau về khí hậu, địa hình và tập quán sinh hoạt, dưới sự tham gia của các nhà khoa học, KTS tại chỗ. Theo đó, những mô hình KTNT thực nghiệm mang tính chất đại diện sẽ được hình thành trên cơ sở có sự đầu tư thoả đáng ban đầu của Nhà nước.
( Theo Lao Động)